3 lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNDN

Quy định quyết toán thuế TNDN

Quyết toán thuế TNDN được hiểu là việc doanh nghiệp phải kê khai tổng số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan nhà nước. Thông thường, việc khai quyết toán thuế TNDN sẽ bao gồm khai quyết toán thuế năm và khai thuế trong các trường hợp có quyết định về việc doanh nghiệp giải thể, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu hay chấm dứt hoạt động. Khi này, cơ quan thuế sẽ ra quyết định quyết toán thuế đến doanh nghiệp, mục đích chính để truy thu số thuế TNDN. Vậy khi thực hiện quyết toán thuế, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

1. Quyết toán thuế bảo vệ môi trường

Hiện nay, để làm việc quyết toán thuế bảo vệ môi trường được thực hiện nhanh chóng, chính xác, các đơn vị kinh doanh phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để kê khai.

Trong khai thác than và tiêu thụ, tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng cách quyết toán thuế:

– Nếu là than do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) quản lý và giao cho các đơn vị thành viên khai thác, chế biến và tiêu thụ thì việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện như sau:

  • Hàng tháng, các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin phải tiến hành phân bổ số thuế bảo vệ môi trường cần nộp cho các địa phương – nơi có than khai thác tương ứng với sản lượng than thu mua của các Công ty sản xuất khai thác than tại địa phương. Đồng thời, các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin phải lập Biểu tính thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 01-1/TBVMT.
  • Các công ty đầu mối tiêu thụ than phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa theo mẫu tờ khai số 01/TBVMT và mẫu phụ lục số 01-1/TBVMT để gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty đầu mối; gửi 01 bản phụ lục số 01-1/TBVMT lên cơ quan thuế quản lý công ty khai thác.
  • Căn cứ số thuế bảo vệ môi trường được tính nộp cho từng địa phương trên phụ lục số 01-1/TBVMT trong kỳ tính thuế, công ty đầu mối tiêu thụ than phải lập chứng từ nộp thuế BVMT lên địa phương – nơi đặt trụ sở chính (khi có phát sinh thuế phải nộp), và các địa phương nơi khai thác than.

– Nếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh than khác thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế địa phương nơi khai thác để hoàn thành việc quyết toán thuế.

>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc xuất hóa đơn GTGT.

– Nếu là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ thì để hoàn thành quyết toán thuế cần phải tiến hành kê khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế trực thuộc.

Căn cứ vào quy định hiện hành thì trường hợp nhập khẩu than nguyên khai có hàm lượng than antraxit thì người nộp thuế phải tiến hành kê khai riêng lượng than antraxit nhập khẩu và nộp thuế bảo vệ môi trường theo đúng mức quy định đối với than antraxit. Trường hợp có sai sót số lượng thì người nộp thuế được kê khai bổ sung, điều chỉnh. Nếu cố tình khai sai thì đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

Nếu khối lượng thực tế than antraxit nhập khẩu khác với đã kê khai khi nhập khẩu thì người nộp thuế phải kê khai bổ sung, điều chỉnh.

Trường hợp này khi khai thuế bảo vệ môi trường sẽ phải căn cứ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản xuất và các tài liệu hồ sơ liên quan để kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đúng quy định.

Với trường hợp này, cách quyết toán thuế sao cho đúng sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thuế:

  • Nếu là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thì khi kê khai cần tiến hành đăng ký, kê khai rồi nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Cụ thể về các doanh nghiệp này bạn có thể tham khảo Khoản Mục b1, Khoản 4, Điều 15 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Nếu là các đơn vị xăng dầu nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác, không phải để kinh doanh xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký kinh doanh xăng dầu); dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc thiết bị thì khi quyết toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan hải quan.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Quy định tại thông tư 68 về hóa đơn điện tử.

2. Mức phạt nếu chậm quyết toán thuế

Quyết toán thuế muộn sẽ chịu mức phạt thế nào

Tại Điều 9, Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định rất rõ mức độ xử phạt đối với các hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn pháp luật quy định.

– Đối với các hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1-5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.

– Đối với các hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1-10 ngày sẽ bị xử phạt mức 700.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu sẽ là 400.000 đồng trở lên; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa là 1.000.000 đồng.

– Đối với các hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế trên 10-20 ngày thì sẽ bị phạt 1.400.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu sẽ là 800.000 đồng trở lên; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tối đa là 2.000.000 đồng.

– Các hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 20-30 ngày thì sẽ bị phạt ở mức 2.100.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu sẽ là 1.200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa sẽ dừng ở 3.000.000 đồng.

– Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 30-40 ngày thì mức phạt sẽ là 2.800.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu sẽ là 1.600.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa sẽ là 4.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Đơn vị nộp thuế sẽ bị phạt ở mức 3.500.000 đồng; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu sẽ là 2.000.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa sẽ là 5.000.000 đồng khi vi phạm một trong những trường hợp dưới đây:

  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 40-90 ngày.
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 9, Điều 13 của Thông tư 166 này.
  • Trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế vì không phát sinh số thuế phải nộp. Trừ trường hợp được pháp luật quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế.
  • Chậm nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn trên 90 ngày, tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý nhưng chưa hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Lưu ý rằng:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Quy định xử phạt trên không áp dụng với người nộp thuế đang trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
  • Căn cứ theo Điều 106 của Luật quản lý thuế, người nộp thuế khi bị xử phạt theo 1 trong 6 trường hợp nêu trên nếu chậm nộp tiền thuế thì sẽ phải nộp phạt thêm tiền chậm nộp tiền thuế theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối với các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế theo thời hạn quy định, nếu sau 90 ngày, tính từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế có nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy định thì người nộp thuế còn phải tự tính tiền chậm nộp tiền thuế của mình. Khi này, cơ quan thuế sẽ ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

3. Lưu ý về sổ sách cần in

Căn cứ vào quy định hiện hành thì trước khi quyết toán thuế TNDN, kế toán cần phải đi in trước những sổ sách sau:

– Sổ nhật ký chung của DN;

– Sổ nhật ký bán hàng của DN;

– Sổ nhật ký mua hàng của DN;

– Sổ nhật ký chi tiền của DN;

– Số nhật ký thu tiền của DN;

– Sổ chi tiết công nợ phải thu của tất cả các khách hàng;

– Sổ chi tiết công nợ phải trả của tất cả các nhà cung cấp;

– Toàn bộ các biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm;

– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng;

– Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15;

>> Tham khảo: Hồ sơ quyết toán thuế TNDN.

– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định;

– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ;

– Sổ khấu hao tài sản cố định;

– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ;

– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư;

– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho;

– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Ngoài ra, kế toán khi in các sổ sách phục vụ mục đích quyết toán thuế TNDN cũng cần lưu ý rằng: số thứ tự của các phiếu phải được đánh và sắp xếp một cách tuần tự, đúng quy định.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
5/5 - (1 bình chọn)