6 mẫu công văn gửi thuế hữu ích

Mẫu công văn gửi thuế được hiểu là các mẫu công văn được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng với mục đích để giải trình, đề nghị một vấn đề nào đó liên quan đến thuế như: giải trình sai sót kê khai thuế, viết sau hóa đơn giá trị gia tăng,… gửi tới các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.

1. Mẫu công văn xin quyết toán thuế cho doanh nghiệp

Quyết toán có nghĩa là xác định lại số liệu kế toán của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ hoặc 1 giai đoạn cụ thể nào đó. Quyết toán thuế là việc xác định số liệu có liên quan đến các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng. … Quyết toán thuế nhằm mục đích truy thu thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN của doanh nghiệp.

Đây là mẫu công văn gửi thuế được doanh nghiệp sử dụng với mục đích muốn yêu cầu cơ quan thuế quyết toán thuế trước thời hạn để doanh nghiệp giải thể hoặc cơ cấu lại tổ chức.

>> Tham khảo: Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm.

Công văn xin quyết toán thuế

2. Mẫu công văn mới nhất xin khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mẫu công văn xin khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp là mẫu công văn gửi thuế doanh nghiệp lập ra nhằm khôi phục lại mã số thuế đã bị hủy bỏ.

>> Tham khảo: Xem báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên app Einvoice.

Mẫu công văn xin khôi phục mã số thuế

3. Mẫu công văn xin giảm số thuế TNDN và ân hạn thuế

Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu rõ về thuế TNDN chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các khái niệm quan trọng liên quan tới loại thuế này.

Đây hiện là mẫu công văn gửi thuế được các tổ chức, doanh nghiệp dùng để xin giảm và gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Hồ sơ khai thuế gồm những gì.

Mẫu công văn xin ân hạn thuế

4. Mẫu công văn xác định không nợ đọng thuế

Mẫu công văn xác định không nợ đọng thuế là mẫu công văn do cá nhân, tổ chức nộp lên cơ quan thuế quản lý để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc nộp thuế.

Ngoài ra, mẫu công văn này còn áp dụng với các trường hợp hợp doanh nghiệp muốn giải thể, phá sản, một vài giao dịch trong thương mại; các cá nhân muốn thực hiện xin thôi quốc tịch, xin định cư nước ngoài thì cũng bắt buộc phải xin xác nhận không nợ thuế.

Không nợ động thuế

5. Mẫu công văn giải trình gửi thuế

Mẫu công văn giải trình gửi thuế được hiểu là mẫu công văn gửi thuế của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục địch gửi tới chi cục thuế, giải trình một việc nào đó.

Yêu cầu với mẫu công văn gửi thuế này là cần nêu rõ được các thông tin của doanh nghiệp và nội dung cần giải trình.

Dưới đây là mẫu công văn giải trình gửi thuế mới đây nhất được chúng tôi cập nhật đến bạn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Mẫu công văn giải trình gửi thuế

6. Mẫu công văn gửi thuế về xin gộp báo cáo tài chính vào năm sau

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

– Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính quý

Nếu lựa chọn nộp báo cáo tài chính theo quý, các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Riêng với những công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì thời hạn chậm nhận là 45 ngày.

Theo đó, các đơn vị kế toán của doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quy cho công ty mẹ, Tổng công ty theo đúng như thời hạn do công ty mẹ hay Tổng công ty quy định.

– Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính năm

Nếu chọn nộp báo cáo tài chính theo năm thì các đơn vị kế toán phải nộp theo thời hạn chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với những công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước thì thời hạn chậm nhất sẽ là 90 ngày.

Theo đó, các đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước phải nộp báo cáo cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do chính công ty mẹ, tổng công ty quy định.

– Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính với các doanh nghiệp khác

Đối với các đơn vị kế toán của doanh nghiệp tư nhân hay các công ty hợp danh thì cần nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Với các đơn vị kế toán thuộc các doanh nghiệp khác thì việc nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc phải nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Mẫu công văn gửi thuế xin gộp báo cáo tài chính vào năm sau thường được áp dụng với các doanh nghiệp có kỳ kế toán đầu tiên hoặc kỳ kế toán cuối cùng của năm, thời gian ngắn hơn 90 ngày, để có thể xin phép được cộng vào kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm.

Hướng dẫn nộp báo cáo tài chính vào năm sau

Kết luận

Trên đây, bài đã cập nhật đến bạn các mẫu công văn gửi thuế cực hữu ích nhất với kế toán doanh nghiệp.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và cách đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
Rate this post