Doanh nghiệp có phải quyết toán thuế khi sáp nhập?

Quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp được quy định thế nào?

Bài viết giải đáp quy định về quyết toán thuế doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.” Do đó, sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

>> Tham khảo: Hạch toán hóa đơn hàng khuyến mãi.

Khoản 2 Điều 29 Luật Canh tranh năm 2018 định nghĩa như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”

Các đặc điểm cơ bản của sáp nhập doanh nghiệp:

– Sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động tập trung kinh tế, có một hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác và doanh nghiệp nhận sáp nhập này tiếp tục tồn tại với quy mô lớn hơn. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp.

– Sáp nhập doanh nghiệp là quan hệ đầu tư có tính chất “thôn tính”, do các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm, dứt tồn tại và chuyển giao toàn bộ giá trị sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.

– Sáp nhập doanh nghiệp do chủ sở hữu các doanh nghiệp liên quan quyết định.

– Cách thức tiến hành: Ký kết hợp đồng sáp nhập.

– Về trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, về hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập, kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là lú doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.

– Về phạm vi: Các doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể là những doanh nghiệp cùng hoặc khác loại hình doanh nghiệp. Tùy thuộc vào pháp luật hiện hành, loại hình doanh nghiệp tham gia sáp nhập có thể bị hạn chế. Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định về sáp nhập công ty . Như vậy, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh có thể tham gia sáp nhập, tùy thuộc vào quyết định lựa chọn của chủ sở hữu các doanh nghiệp liên quan.

>> Tham khảo: Einvoice triển khai hợp đồng điện tử.

2. Quy định quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Quy định về quyết toán thuế doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó, một hoặc một số công ty sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang công ty nhận sáp nhập. Điều này đồng nghĩa rằng các công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại kể từ thời điểm chính thức sáp nhập.

Nhiều doanh nghiệp khi sáp nhập có thắc mắc rằng: Có cần phải quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp hay không? Câu trả lời là có.

Bởi, căn cứ vào Khoản 4, Điều 12, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định việc khai quyết toán thuế TNDN sẽ bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm và khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm DN có quyết định thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hay chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định: Đối với kỳ tính thuế năm cuối cùng của của các doanh nghiệp sáp nhập, nếu có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Tuy nhiên, kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng của doanh nghiệp sáp nhập không được vượt quá 15 tháng.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đối với các DN sáp nhập sẽ được áp dụng theo Khoản 3, Điều 10 của Thông tư 156/2013 TT/BTC. Theo đó, các DN sáp nhập phải thực hiện quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 45, tính từ thời điểm có quyết định sáp nhập DN.

Như vậy, dựa vào các quy định trên có thể khẳng định: Các DN sáp nhập bắt buộc phải khai quyết toán thuế đến thời điểm sáp nhập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, khi sáp nhập DN, các đơn vị kinh doanh cũng cần lưu ý rằng:

– Doanh nghiệp sáp nhập có trách nhiệm chịu hoàn toàn trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế tính tới thời điểm trước khi có quyết định sáp nhập.

– Trường hợp chưa hoàn thành nộp thuế thì các DN sáp nhập có trách nhiệm hoàn hết nghĩa vụ nộp thuế này.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Hồ sơ quyết toán thuế gồm những gì?

Hiện nay, quyết toán thuế cần in những sổ sách gì đang là thắc mắc của không ít kế toán doanh nghiệp.

Căn cứ vào quy định hiện hành thì trước khi quyết toán thuế, kế toán cần phải đi in trước những sổ sách sau:

– Sổ nhật ký chung của DN;

– Sổ nhật ký bán hàng của DN;

– Sổ nhật ký mua hàng của DN;

– Sổ nhật ký chi tiền của DN;

– Số nhật ký thu tiền của DN;

– Sổ chi tiết công nợ phải thu của tất cả các khách hàng;

– Sổ chi tiết công nợ phải trả của tất cả các nhà cung cấp;

– Toàn bộ các biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm;

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng;

– Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15;

– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định;

– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ;

– Sổ khấu hao tài sản cố định;

– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ;

– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư;

– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho;

– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Ngoài ra, kế toán khi in các sổ sách phục vụ mục đích quyết toán thuế cũng cần lưu ý rằng: số thứ tự của các phiếu phải được đánh và sắp xếp một cách tuần tự, đúng quy định.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Rate this post