Doanh nghiệp cần xuất hóa đơn với hàng tiêu dùng nội bộ. Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ phát triển nội dung từ quanlytailieu.vn.
1. Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?
Tại điểm a khoản 3 điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm b khoản 1 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về lập hóa đơn quy định:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Theo đó, hàng tiêu dùng nội bộ phải xuất hóa đơn (Trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Theo điểm a, khoản 7, điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC):
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Như vậy kể từ thời điểm thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực thì bạn không phải xuất hóa đơn đối với trường hợp hàng tiêu dùng nội bộ nữa.
Tại khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 4 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định:
“Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.”
Theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn nhưng không cần khai thuế. Nghĩa là trên hóa đơn cần ghi chú, dòng giá bán là dòng chưa thuế GTGT, dòng thuế suất và tiền thuế sẽ gạch chéo.
Doanh nghiệp có thể hạch toán tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:
- Nợ TK 154, 211, 241,242, 641, 642,… tùy theo bộ phận và mục đích sử dụng hàng nội bộ.
- Có TK 155, 156,… : CHi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.
>> Tham khảo: Hướng dẫn thu hồi hóa đơn đã kê khai thuế.
2. Cách xuất hóa đơn với hàng tiêu dùng nội bộ
Cũng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung cần tuân thủ theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Như vậy, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần đảm bảo các nội dung:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Số hóa đơn
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua: Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
Thời điểm lập hóa đơn: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch:
“Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Mã của cơ quan thuế: đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có): theo hướng dẫn tại Điểm e, Khoản 6, Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn:
- Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
- Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
- Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu trên hóa đơn là “đ”. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
>> Tham khảo: Công ty mẹ không cần nộp báo cáo tài chính khi nào?
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/