Bài viết giải đáp quy định về các trường hợp cần kê khai bổ sung thuế GTGT. Hy vọng rằng bài viết được thực hiện bởi quanlytailiue.vn sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Quy định về thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng, trước đây còn gọi là Thuế trị giá gia tăng là một dạng của thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
>> Tham khảo: Khi nào doanh nghiệp buộc ngừng sử dụng hóa đơn đặt in.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
- Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp kê khai bổ sung thuế GTGT
Doanh nghiệp khi kê khai bổ sung thuế GTGT, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ mười bốn nguyên tắc sau:
- Các đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung khi vào chỉ khi hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT;
- Các đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện kê khai bổ sung trước khi có công bố quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế;
- Sau khi kê khai bổ sung thuế GTGT, nếu số thuế được khấu trừ của kỳ khai bổ sung bị giảm đi, người kê khai cần điền số tiền đó vào chỉ tiêu số 37 trên tờ khai 01/GTGT của tháng/quý phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung;
- Sau khi kê khai bổ sung thuế GTGT, nếu số thuế được khấu trừ của kỳ khai bổ sung tăng lên, người kê khai cần điền số tiền đó vào chỉ tiêu số 48 trên tờ khai 01/GTGT của tháng/quý phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung;
- Việc kê khai bổ sung thuế GTGT được phép thực hiện bất kể thời điểm nào khi phát hiện sai sót, doanh nghiệp hoàn toàn được kê khai bổ sung nhiều lần;
- Khi tiến hành kê khai bổ sung lần thứ nhất, người khai thuế phải đối chiếu số liệu tờ khai lần đầu, nếu khai bổ sung lần thứ hai thì người khai thuế phải đối chiếu số liệu tờ khai bổ sung lần thứ nhất.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
- Trường hợp kê khai bổ sung là giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ bổ sung thì doanh nghiệp được bù trừ số tiền thuế đã nộp thừa vào nghĩa vụ thuế của kỳ tiếp sau đó và không phải điều chỉnh tờ khai mẫu số 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót;
- Trường hợp kê khai bổ sung làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ kê khai bổ sung thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp thêm số tiền còn thiếu đó cùng với số tiền chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước và không cần điều chỉnh tờ khai 01/GTGT của tháng phát hiện sai sót;
- Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp của kỳ kê khai bổ sung, số thuế này đã được hoàn thì doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ vào các chỉ tiêu ở mục C trên mẫu 01/KHBS rồi lấy số tiền thuế đã được hoàn này nộp vào Ngân sách Nhà nước cùng số tiền chậm nộp;
- Đơn vị kinh doanh khi khai bổ sung thuế GTGT trên phần mềm HTKK bắt buộc phải áp dụng theo mẫu số 01/KHBS;
- Đơn vị kinh doanh tuyệt đối không được phép tự ý bù trừ sai sót của các tháng với nhau;
- Các trường hợp sai sót không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế thì làm tờ khai bổ sung điều chỉnh của tháng/quý có sai sót để gửi cho cơ quan thuế chủ quản kèm theo các công văn giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này;
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn.
- Các đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung cho tháng nào có sai sót và điều chỉnh nếu có;
- Các tháng không có sai sót, điều chỉnh thì tuyệt đối không được kê khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/