Xuất hóa đơn đầu ra cho hàng biếu tặng như thế nào vẫn là vấn đề khiến kế toán thắc mắc đặc biệt là vào thời điểm cuối năm khi các công ty phải chuẩn bị nhiều quà tặng cho khách hàng và đối tác. Để làm rõ vấn đề này, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
1. Quy định xuất hóa đơn với hàng cho, biếu, tặng
Theo Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Tại Khoản 9, Điều 3, Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:
“9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:
2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”
Như vậy, trường hợp Công ty có phát sinh khoản chi quà tặng khách hàng phục vụ mục đích kinh doanh, thì khi biếu tặng Công ty phải lập hóa đơn tính thuế GTGT như bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
>> Tham khảo: Gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử trực tuyến thế nào?
2. Cách xuất hóa đơn đầu ra cho hàng biếu tặng
Nội dung của hóa đơn hàng cho biếu tặng phải được ghi đầy đủ theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
2.1. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đầu ra cho hàng biếu tặng
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải tuân thủ theo định dạng dữ liệu quy định tại Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Theo quy định, trên hóa đơn đối với hàng cho, biếu, tặng, doanh nghiệp lập đầy đủ các chỉ tiêu như thông thường, bao gồm những nội dung sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn, được quy định tại Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP (gồm hóa đơn GTGT, hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế, hóa đơn GTGT kiêm phiếu thu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn bán tài sản công, tem, vé, thẻ, hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
- Số hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số của người bán và tên, địa chỉ, mã số của người mua (nếu có).
- Thông tin hàng hóa: Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa tính thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT tính theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
- Chữ ký của người bán, chữ ký người mua (nếu có).
- Thời điểm lập hóa đơn theo đúng định dạng ngày, tháng, năm dương lịch.
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
- Mã của cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, chương trình khuyến mại (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
- Nội dung khác.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2.2. Lưu ý nếu hàng biếu tặng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên
Đối với các hàng hóa biếu tặng có trị giá từ 200.000 đồng trở lên thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn riêng cho từng người, từng khách hàng được tặng. Trường hợp người được tặng không lấy hóa đơn thì doanh nghiệp phải lập chung một hóa đơn cho các quà cho, biếu, tặng vào cuối ngày.
Ngoài ra, đối với các hàng hóa cho, biếu, tặng có giá trị dưới 200.000 đồng thì các doanh nghiệp sẽ lập chung vào một hóa đơn, có kèm theo bảng kê danh sách người nhận quà vào mỗi cuối ngày. Những quy định này đã được Tổng cục Thuế chỉ rõ rõ trong Công văn số 5483/TCT-DNL.
3. Quy định trường hợp không phải xuất hóa đơn
Tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC đã cho phép một số trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nếu không có hóa đơn thì sẽ lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư này.
Quy định trên đồng nghĩa rằng, các trường hợp sau đây sẽ không nhất thiết phải xuất hóa đơn, thay vào đó có thể lập Bảng kê số 01/TNDN:
– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
>> Tham khảo: Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn thế nào?
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Nhằm quy định chi tiết, rõ ràng các trường hợp không nhất thiết phải xuất hóa đơn, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi bổ sung Khoản 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, hướng dẫn chi tiết các trường hợp không phải tính, nộp thuế GTGT. Theo đó các trường hợp này cũng hoàn toàn không bắt buộc phải xuất hóa đơn và thay thế bằng cách lập bảng kê.
Cụ thể, bao gồm các trường hợp sau:
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh;
>> Tham khảo: Lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân nhà đất mới nhất.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao;
– Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp.
Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp được thông tin hữu ích đến bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/